Tổng quan về lò hơi – thiết bị cấp nhiệt

Thiết bị lò hơi có thể còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên thực tế thiết bị này cũng có cơ chế hoạt động giống chiếc nồi áp suất trong nhà bếp của chúng ta. Nước đun sôi thường chỉ có nhiệt độ là 100 độ. Nhưng bằng cách liên tục đun sôi nước trong một thiết bị khép kín, ta hoàn toàn có thể thu được nhiệt độ cao hơn thông thường. Đây là lý do khiến cho việc nấu thức ăn bằng nồi áp suất thì tiết kiệm thời gian hơn nồi bình thường. Với phương thức hoạt động đơn giản nhưng hiệu quả đem lại cao, lò hơi được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp hiện nay. Bài viết sau xin chia sẻ tổng quan cũng như những thông tin cơ bản về thiết bị này.

Lò hơi là gì?

Lò hơi

Lò hơi hay còn có tên gọi khác là nồi hơi. Mục đích chính của lò hơi là đun sôi nước có trong lò. Tạo thành hơi nước có nhiệt độ cao nhằm đáp ứng các yêu cầu về nhiệt không chỉ trong đời sống sinh hoạt mà còn trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp như giặt là, sấy gỗ,… Nhiên liệu chính của lò hơi thường là than, củi, trấu, giấy,… 

Lò hơi dùng để làm gì?

Nguồn năng lượng được sinh ra từ lò hơi được coi là nguồn năng lượng an toàn không gây cháy, phù hợp dùng để vận hành các thiết bị động cơ ở nơi dễ cháy nổ. Do đó, lò hơi được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các ngành công nghiệp khác nhau. 

  • Ứng dụng trong các cơ sở chế biến và sản xuất gỗ để gia nhiệt cho máy sấy mùn cưa,…
  • Ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, nước giải khát,… để đun nấu, cô đặc, sấy,…
  • Cung cấp hơi cho hệ thống giặt là của các công ty giặt khô
  • Cung cấp hơi và dẫn nguồn nhiệt, nguồn hơi đến các hệ thống máy móc cần sử dụng
  • Ứng dụng trong lĩnh vực năng lượng để chạy máy phát điện trong các nhà máy nhiệt nhiệt điện

Một số loại lò hơi có trên thị trường

Mỗi ngành công nghiệp đều có nhu cầu sử dụng nhiệt lượng tại các mức độ và công suất khác nhau. Hơn nữa, đối với mỗi cơ sở sản xuất sẽ có yêu cầu khác nhau về nhiên liệu cho lò hơi sao cho phù hợp với từng cơ sở. Do đó, hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều loại lò hơi đa dạng về mẫu mã, nhiên liệu vào cũng như công dụng. Sau đây là một số loại lò hơi được phổ biến rộng rãi.

  • Lò Hơi Ghi Xích
  • Lò hơi tầng sôi tuần hoàn
  • Lò hơi ống lửa
  • Hệ thống lò Hơi Đốt Rác
  • Lò hơi tầng sôi
  • Lò hơi ống nước
  • Lò hơi đốt than
  • Lò hơi điện điện
  • Lò hơi sinh khối

Cấu tạo bên trong của lò hơi

Tùy vào loại nhiên liệu và nhu cầu khác nhau thì sẽ có nhiều kiểu lò hơi khác nhau. Tuy Tuy nhiên, thông thường lò hơi thường sẽ gồm những thành phần như sau:

  • Lò hơi
  • Bể cấp nước cho lò hơi
  • Bộ phận sử dụng hơi
  • Hệ thống đường ống dẫn hơi và nước, thiết bị điều khiển và van công nghiệp hơi nóng.

Nguyên lý hoạt động của lò hơi

Tùy vào các loại lò hơi khác nhau mà nguyên lý hoạt động cụ thể của chúng sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung hầu hết các kiểu lò hơi đều dựa vào nguyên lý hoạt động đơn giản như sau. Đầu tiên nhiệt lượng được sinh ra bằng cách đốt cháy nhiên liệu đầu vào. Lò hơi sẽ dùng nhiệt lượng sinh ra này để đun sôi nước chuyển hóa thành nhiệt năng của hơi nước. Nước trong bể chứa nước sẽ được bơm hút tuần hoàn và được bơm liên tục vào nồi hơi. Nước trong nồi hơi sẽ được đun sôi trong tại nhiệt độ 1600 – 2000 độ C tạo thành hơi nước. Sau khi thu được, hơi nước sẽ được chuyển đi làm nhiệm vụ gia nhiệt cho các quy trình sản xuất trong công nghiệp như: sấy, rửa, cô đặc, chạy máy phát điện,…

Những ưu điểm nổi bật của lò hơi

Lò hơi không phải là thiết bị duy nhất có khả năng trao đổi và cấp nhiệt cho các thiết bị động cơ khác. Ngoài lò hơi, một số thiết bị máy móc khác cũng có khả năng tương tự như lò gia nhiệt dầu, khói nóng lò đốt,… Nhưng lò hơi vẫn là sự lựa chọn phổ biến nhất. Sau đây là một số ưu điểm nổi bật của lò hơi:

  • Nguồn năng lượng an toàn không gây cháy, phù hợp dùng để vận hành các thiết bị động cơ ở nơi dễ cháy nổ
  • Nước có giá thành thấp và cực kỳ phổ biến, dễ tìm thấy
  • Nguồn nhiên liệu vận hành đa dạng như: than, gỗ, trấu, mùn cưa, viên nén,…
  • Sau khi sử dụng có thế thải bỏ ra môi trường mà không gây ô nhiễm môi trường
  • Lò hơi dễ vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hơn các loại lò gia nhiệt khác
  • Có thông số về áp suất và nhiệt độ cụ thể cho hơi nước do đó dễ căn chỉnh và sử dụng

Lý do khiến lò hơi bị nổ

Một trong những lý do phổ biến khiến cho lò hơi bị nổ trong quá trình vận hành đó là lớp cặn tích tụ trong lò hơi. Sau một quãng thời gian dài sử dụng, lớp cặn này sẽ tích tụ trở nên dày và cứng. Chúng bám chắc trên bề mặt của lò hơi do đó rất khó để làm sạch. Những mảng bám này khiến cho độ dẫn nhiệt trở nên kém. Vậy nên, khi hoạt động sẽ tiêu tốn một lượng nhiệt cao hơn bình thường để làm nước sôi, tạo thành hơi nước. Nhưng khi nhiệt độ trong lò quá cao, áp suất tăng mạnh quá mức dẫn đến vách lò hơi bị vỡ hay còn gọi là nổ lò hơi. 

Những lưu ý khi vận hành lò hơi

  • Nước sử dụng cho lò hơi cần được xử lý
  • Tránh sử dụng nguồn nước có chứa nhiều muối như nước giếng khoan, nước mặn, nước cứng
  • Bảo trì và bảo dưỡng định kỳ
  • Nhanh chóng tiến hành sửa chữa nếu có hiện tượng hư hỏng
  • Chọn mua nồi hơi chính hãng của các đơn vị sản xuất, cung ứng có uy tín, đáng tin cậy
  • Kiểm tra các thiết bị ống dẫn nước bên trong lò, thiết bị điều khiển và van công nghiệp các loại được đặt trên lò hơi

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 2
Hotline 1
Zalo Phương Quân
Zalo cá nhân